• Hệ thống giám sát nhiệt độ không dây được ứng dụng rộng rãi trong các siêu thi, kho xưởng...

  • Hệ thống điều khiển AHU và giám sát các thông số nhiệt độ, độ ẩm.

  • Giám sát và điều khiển hệ thống 24/7, ở bất cứ đâu, bạn đều có thể can thiệp và giám sát hệ thống của mình

  • Tất cả đều mang lại sự tiện nghi, hiện đại và tinh tế trong từng sản phẩm và công nghệ của Công ty PNTech

Copyright 2024 - PNTECH CONTROLS

AC 41 D

OVER VIEW

Tại giao diện ta sẽ giám được các thông số của các ngõ vào – ra của bộ DDC-44-D.

SENSOR           : Hiển thị giá trị của cảm biến tại UI1. DDC-44-D chỉ hỗ trợ 1 ngõ vào cảm biến tại UI1.

VSD 1-2-3         : Trạng thái VSD 1-2-3

COMMAND     : Là set ON/OFF các ngõ ra.

SETPOINT       : Là giá trị cài đặt mong muốn hệ thống chạy gần bằng giá trị đó.

OUTPUT          : Là giá trị ngõ ra hiện tại được tính toán thành %.

SYSTEM           : Là có báo lỗi hệ thống hay không ?

ERROR SCREEN

            Màn hình hiển thị lổi – cảnh báo của hệ thống.

IN/OUT STATUS

            Màn hình giám sát các giá trị hiện tại của các ngõ vào – ra của hệ thống.

Input1               : Là giá trị ngõ vào đọc được từ UI1.

Input2               : Là giá trị ngõ vào đọc được từ UI2.

Input3               : Là giá trị ngõ vào đọc được từ UI3.

Input4               : Là giá trị ngõ vào đọc được từ UI4.

 

Output1             : Là giá trị ngõ ra xuất ra ngõ AO1

Output2             : Là giá trị ngõ ra xuất ra ngõ AO2

Output3             : Là giá trị ngõ ra xuất ra ngõ AO3

Output4             : Là giá trị ngõ ra xuất ra ngõ AO4

VSD STATUS

Count 1             : Là đếm số lần đọc tín hiệu ON/OFF của VSD1 tại ngõ UI2

Count 2             : Là đếm số lần đọc tín hiệu ON/OFF của VSD2 tại ngõ UI3

Count 2             : Là đếm số lần đọc tín hiệu ON/OFF của VSD3 tại ngõ UI4

Timer 1             : Là thời gian nhận tín hiệu ON của VSD1 tại ngõ vào UI1. ( đơn vị: Giờ )

Timer 2             : Là thời gian nhận tín hiệu ON của VSD2 tại ngõ vào UI2. ( đơn vị: Giờ )

Timer 3             : Là thời gian nhận tín hiệu ON của VSD3 tại ngõ vào UI3. ( đơn vị: Giờ )

SECURITY

Màn hình bảo vệ hệ thống. Password mặc định là bằng 0

USER SETTINGS

            Cài đặt pass cũ và mới cho hệ thống. Cài đặt thời gian cho hệ thống.

CONTROL SETTINGS

Kp                     : Hệ số P trong điều khiển PID

Ki                      : Hệ số I trong điều khiển PID

Kd                     : Hệ số D trong điều khiển PID

Kt                      : Thời gian quét của khối PID.

ROTATE          : Là chế độ khi chuyển đổi thiết bị. Có 3 chế độ:

  • NONE : Là chạy tuần tự. AO1 chạy rồi tắt rồi AO2, AO2 tắt và chạy AO3 và quay lại chu kỳ.
  • COUNTER : Là sẽ cho chạy bơm nào có ít số lần chạy nhất.
    • VD: AO 1 đang chạy và chạy được 20 lần, AO 2 chạy được 17 lần. AO 3 thì chỉ chạy có 15 lần. Thì sẽ ưu tiên chuyển qua AO 3 chạy bơm. Sau đó, kích thêm AO 2 nếu không đủ áp suất.
  • TIMER : Tương tự tính năng như Counter thì DDC sẽ ưu tiên chuyển qua ngõ ra có thời gian chạy ít nhất

Limit L              : Là giới hạn tối thiếu analog xuất ra. ( ở 3 ngõ AO 1 – AO 2 – AO 3 )

Limit H             : Là giới hạn tối đa analog xuất ra. ( ở 3 ngõ AO 1 – AO 2 – AO 3 )

Set Mid              : Là cài đặt giá trị % để gọi thêm ngõ AO khác chạy cùng. Để gọi thêm, thì 1 ngõ ra AO đang chạy lên 100% mà vẫn không đủ giá trị yêu cầu Set Point từ cảm biến trả về, thì AO đó sẽ giảm ngõ analog về mức Set Mid rồi gọi thêm bơm và 2 ngõ cùng lên đến khi đủ giá trị Set Point yêu cầu.

VD: Trong hệ thống bơm điều áp, có 2 biến tần, 2 bơm, 1 cảm biến áp suất.

Khi đó, DDC xuất điện áp để chạy Biến tần 1 – Bơm 1. Lên 100% nhưng áp suất trên đường ống bị thiếu và chưa đủ. Lúc này, ta có các trường hợp sau:

  • Không có tính năng Set Mid: Khi không có Set Mid thì bơm 1 đang chạy, áp không đủ. Lúc nào bơm 1 đang chạy Max Công Suất 100%. Nếu kích qua bơm 2, thì lưu lượng nước lại tăng lên đột ngột, làm độ vọt lố tăng cao, làm tính ổn định của 2 bơm không đồng đều, làm ảnh hưởng xấu cho hệ thống. Lúc này, ta sẽ sử dụng Set Mid.
  • Set Mid quá cao hoặc quá thấp:
    • Nếu ta cài Set Mid là 90%. Thì bơm 1 đang bơm 100%, áp không đủ, sẽ giảm ngõ ra của bơm 1 về mức 90%. Khi đó, DDC sẽ kích cho chạy bơm 2, điều này cũng tương tự khi 2 bơm chạy không đồng đều, lại không tốt cho hệ thống.
    • Vậy khi Set Mid quá thấp ? Khi Set Mid ta cài 0% thì cũng tương tự, bơm 1 phải chạy vệ mức 0% xong rồi gọi bơm 2, 2 bơm cùng chạy lên cùng nhau tới khi đủ áp. Lúc này, hệ thống cũng đồng đều không có gì để nói, nhưng thời gian bơm 1 chạy về 0% quá lâu thông thường cũng trên 10 – 30 giây tùy hệ thống. Quãng thời gian đó quá lâu làm cho lưu lượng nước bị giảm đáng kể, làm thiếu hụt nước trên hệ thống. Nên về mặt thực tế cũng không tốt.

Vậy phải làm sao ?

  • Để giải quyết vấn đề trên ta phải chọn mức Set Mid cho phù hợp. Như ta phải xem khi chạy Max Công Suất 100% bơm 1 thì áp là bao nhiêu ? Khi đó, ta sẽ so sánh áp hiện tại với áp suất mà hệ thống đó yêu cầu có xa nhau qua không. Nếu xa thì ta sẽ Set mid cũng tầm 50 đến 60%. Còn nếu gần thì sẽ Set tầm 40% đến 50%.

DelaySt             : Là cài đặt thời gian chờ để chạy thêm bơm.

                          VD: Biến tần mà cài đặt thời gian chạy từ 0 -> 50Hz mà mất 20 giây. Thì ta set time phải luôn lớn hơn 20 giây.

INPUT SETTINGS

 

Cal I1                : Giá trị calib cho cảm biến ở ngõ vào UI 1.

Cal I2                : Giá trị calib tại ngõ vào UI 2.

Cal I3                : Giá trị calib tại ngõ vào UI 3.

Cal I4                : Giá trị calib tại ngõ vào UI 4.

Unit                   : Đơn vị của cảm biến tại ngõ UI 1.

Inp. Min            : Cài đặt giá trị thấp nhất của cảm biến.

Inp. Max           : Cài đặt giá trị cao nhất của cảm biến.

                          VD: Cảm biến có ngõ ra 4 -> 20 mA. Thì ta cài đặt Inp. Min là 4 – Inp. Max là 20

RealMin            : Cài đặt giá trị thấp nhất ngõ vào tương ứng với cảm biến

RealMax           : Cài đặt giá trị cao nhất ngõ vào tương ứng với cảm biến

                          VD: Dựa vào VD trên. Ta có cảm biến áp suất từ 4 -> 20 mA thì tương ứng với 4mA thì áp suất cảm biến đo được là 0 Pa còn 20mA thì cảm biến đo được 1000 Pa. Thì ta chon RealMin: 0 Pa, còn RealMax: 1000Pa.

Decimal             : Chữ số thập phân hiển thị trên giao diện hệ thống.

OVERRIDE

Màn hình cài đặt ngõ ra theo giá trị mong muốn. Bõ ra tất cả cài đặt luôn xuất ngõ ra cố định.

AO1                  : Khi bật Enable thì cài đặt giá trị % để xuất tại ngõ ra AO1

AO2                  : Khi bật Enable thì cài đặt giá trị % để xuất tại ngõ ra AO2

AO3                  : Khi bật Enable thì cài đặt giá trị % để xuất tại ngõ ra AO3

AO4                  : Khi bật Enable thì cài đặt giá trị % để xuất tại ngõ ra AO4

TestInp              : Bật chế độ test thì giá trị ở màn hình In/Out Status là giá trị ADC đọc được.

% trên là phụ thuộc vào cài đặt ngõ ra quy định tại Màn hình Control Setting. Limit L: 0% - Limit H: 100%. Tương ứng cài đạt ngõ ra AO1 là 50% là điện áp ra 5V.

 

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ PNTECH
148 Nguyễn Sỹ Sách, Phường 15, Tân Bình, TP HCM
Mã số thuế: 0311686021

Điện thoại: (028) 38 158 159
Hotline 1: 0937 927 547
Hotline 2: 0978 788 974